1. Những điều cần biết về mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Trong một CV cơ bản, mục tiêu nghề nghiệp (hay Career Objectives) là mục phải có và chiếm vị trí khá quan trọng. Mục tiêu nghề nghiệp được hiểu một cách đơn giản là mục đích của bạn khi có được vị trí làm việc mong muốn. Bạn nêu ra những mong muốn của bạn trong tương lai, lộ trình của bạn để đạt được mong muốn ấy. Bạn cần hiểu rõ về bản thân bạn, công việc nào phù hợp với bạn, những mong muốn của bạn trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Một số công cụ có thể giúp bạn trắc nghiệm về bản thân như trắc nghiệm MBTI hay DISC.
Bạn đang xem: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Những điều cần biết về mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục này thường gồm hai ý: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Từ những gì bạn viết ở mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá tổng quan về bạn, họ nhận định xem bạn có tính cách như thế nào, bạn có phải là người có khả năng lên kế hoạch không, bạn có tầm nhìn xa không, bạn có mong muốn làm việc lâu dài hay không,…
Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp thường nằm ở đầu CV, ngay dưới thông tin cá nhân. Điều này đủ để thấy tầm quan trọng của mục này. Nhà tuyển dụng sẽ đọc mục tiêu nghề nghiệp đầu tiên trong CV của bạn.
2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Chỉ với 2 – 3 dòng ngắn ngủi, có những ứng viên sẽ lọt ngay vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, nhưng cũng có những người lại mất điểm trầm trọng. Vậy viết thế nào cho đúng, viết thế nào cho ấn tượng? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
2.1. Mục tiêu ngắn hạn
Phần đầu tiên của mục tiêu nghề nghiệp là mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn được hiểu là những kế hoạch và dự định trong công việc của bạn trong tương lai gần.
Mục tiêu ngắn hạn khá dễ để viết. Mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp chính là gợi ý giúp bạn hoàn thành phần này. Bạn hãy bám sát vào những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp có thể hoàn thành những yêu cầu mà họ đưa ra. Bạn là người sẽ đem lại lợi ích cho họ, hoàn thiện công việc và tăng năng suất cho công ty.

Mục tiêu ngắn hạn
Ví dụ, yêu cầu công việc đòi hỏi tiếng Anh tốt, mục tiêu ngắn hạn có thể được viết như sau:
“ Với chứng chỉ Ielts 7.0, tôi tin rằng mình có khả năng hoàn thành công việc được giao một cách hoàn hảo nhất.”
Trong trường hợp bạn chưa có kỹ năng, đừng viết rằng bản thân hoàn toàn không biết gì, cơ hội của bạn sẽ gần như bằng 0. Một số gợi ý từ tntaydu.vn bạn có thể tham khảo:
“ Trong quá trình học Đại học, tôi sở hữu những kỹ năng về quản lý, lãnh đạo, làm việc nhóm, cộng thêm sự nhiệt tình, năng nổ của bản thân, tôi cảm thấy mình phù hợp với vị trí Sale Leader. Tôi sẽ tiếp tục học tập và trau dồi kiến thức để phục vụ cho công việc tốt nhất.”
“Trong thời gian tới, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, học hỏi, tham gia các khóa học lấy chứng chỉ để hoàn thành công việc tốt hơn.”
2.2. Mục tiêu dài hạn
Định hướng nghề nghiệp không chỉ quan trọng khi bạn chuẩn bị tốt nghiệp Trung học phổ thông, nó còn vô cùng quan trọng ngay cả khi bạn đã đi làm. Định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định đích đến trong tương lai, từ đó giúp bạn xây dựng lộ trình và hướng đi để chinh phục đích đến đó. Đích đến của bạn, chính là mục tiêu dài hạn.
Nhìn vào mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá động cơ bạn ứng tuyển, đánh giá tầm nhìn của bạn, đánh giá khả năng của bạn, đánh giá độ nghiêm túc của bạn với công việc mà bạn ứng tuyển.

Mục tiêu dài hạn
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, hãy gắn mục tiêu dài hạn của bạn với mục tiêu chung của công ty. Hãy dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về công ty, về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty, từ đó bạn sẽ tìm ra được hướng đi của công ty mà bạn ứng tuyển. Gắn mục tiêu dài hạn của bạn với công ty, bạn hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ có ích cho công ty như thế nào. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn một ứng viên chỉ muốn có lợi ích cho riêng bản thân mình đâu bạn nhé!
Để xây dựng mục tiêu dài hạn, hãy nhìn vào mục tiêu ngắn hạn của bạn. Xây dựng mục tiêu dài hạn trên nền tảng mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp mục tiêu của bạn đầy đủ và sâu sắc hơn.
Xem thêm: Cần Thơ Gạo Trắng Nước Trong Ai Đi Đến Đó Lòng Không Muốn Về
Ví dụ vị trí Kế toán.
Mục tiêu ngắn hạn: “Hoàn thành và sở hữu chứng chỉ Kế toán trưởng trong 1 năm tới”.
Mục tiêu dài hạn có thể trình bày như sau:
“Phấn đấu trong 3 năm trở thành Kế toán trưởng có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao để cống hiến cho sự phát triển của công ty.”
2.3. Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Mục tiêu nghề nghiệp đối với sinh viên mới ra trường có thể là một phần tương đối khó, đặc biệt là mục tiêu dài hạn. Cầm tấm bằng trên tay, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, chưa chắc chắn về công việc yêu thích trong tương lai. Đừng lo lắng, hãy để tntaydu.vn giúp bạn qua một số gợi ý dưới đây:

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
- Viết mục tiêu ngắn hạn theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Một số ví dụ về mục tiêu ngắn hạn có thể tham khảo như sau:
“Trau dồi các kỹ năng về lãnh đạo đội nhóm, các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình,… đã được học tập trong quá trình học để phục vụ cho công việc”
“Tích cực luyện tập và trau dồi khả năng tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng”
“Chủ động học và hỏi từ những đồng nghiệp đi trước, không ngừng phấn đấu để phát triển bản thân, phục vụ công việc”
- Bạn cần tìm hiểu về chính bản thân bạn, về công việc mà bạn ứng tuyển trước khi viết mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu dài hạn cần thực tế, không nên viết quá phóng đại. Ví dụ, bạn là sinh viên mới ra trường, bạn không nên viết mục tiêu dài hạn “ Trở thành trưởng phòng nhân sự trong 2 năm”. Điều này khá phi lý và có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là người không thực tế.
3. Một số lỗi sai khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV gây mất điểm
3.1. Mục tiêu nghề nghiệp chung chung
Việc copy mục tiêu nghề nghiệp mẫu thường khiến bạn mất điểm ngay lập tức với nhà tuyển dụng. Những mục tiêu mẫu này thường khá chung chung, ví dụ như: “Mong muốn học hỏi và trau dồi kiến thức về nghề”. Bạn sẽ trở thành ứng viên nhạt nhoà nếu sử dụng những mục tiêu mẫu như vậy. Hãy dừng việc copy lại và viết ra một mục tiêu mang màu sắc riêng của bạn.

Một số lỗi sai khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV gây mất điểm
3.2. Mục tiêu nghề nghiệp dài dòng
Ngược lại với mẫu câu “Mong muốn” ngắn ngủn ở trên, mục tiêu dài dòng cũng là lỗi mà ứng viên thường xuyên gặp phải. Câu quá dài khiến nhà tuyển dụng khó có thể nắm bắt nội dung mà bạn muốn truyền tải.
3.3. Không có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Nhiều ứng viên cảm thấy khó khăn trong việc viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, vì thế họ lựa chọn phương pháp viết gộp. Điều này sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy viết tách ra một cách rõ ràng và đầy đủ bạn nhé!
3.4. Mục tiêu nghề nghiệp không gắn với lợi ích công ty
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu nghề nghiệp của bạn cần gắn với lợi ích của công ty. Nhà tuyển dụng sẽ không có ấn tượng tốt với ứng viên chỉ có mong muốn lợi ích cho bản thân mình.

Mục tiêu nghề nghiệp không gắn với lợi ích công ty
3.5. Lỗi chính tả và diễn đạt lủng củng
Hãy dành nhiều thời gian đọc và chỉnh sửa mục tiêu nghề nghiệp của bạn để đảm bảo sự hoàn hảo nhất có thể bạn nhé!
Qua những chia sẻ trên đây, tntaydu.vn hy vọng đã giúp bạn sở hữu mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV hoàn hảo nhất. Chúc bạn sớm chinh phục được công việc mình mơ ước!