Bạn tham khảo bài viết từ Đông Y Thanh Tuấn chia sẻ dưới đây để có hướng giải quết tình trạng cũng như lo lắng nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì ?
Đừng để lo lắng nuốt nước bọt nhiều ảnh hưởng cuộc sống bạn
I. Nhiệm vụ của nước bọt và hậu quả tình trạng nuốt nước bọt nhiều
Nước bọt là một chất lỏng trong suốt được sản xuất bởi các tuyến nước bọt trong miệng. Nó làm ẩm thức ăn và hỗ trợ nuốt. Nó cũng chứa các enzyme giúp tiêu hóa và có khả năng chữa lành vết thương, loại bỏ vi khuẩn.
Bạn đang xem: Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì
Khi một người có quá nhiều nước bọt trong miệng, hiện tượng nước bọt từ miệng tràn ra môi dưới, được gọi là chảy nước dãi. Nếu nước bọt dư thừa khiến bạn gặp khó khăn trong việc nói chuyện, thở và ăn uống thì đây là dấu hiệu cảnh báo các về sức khỏe của bạn. Vậy nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì , chúng ta tiếp tục đi tìm lí do gây ra triệu chứng này.
II. Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì ?
Nguyên nhân của việc sản xuất quá nhiều nước bọt bao gồm:
1.Nói quá nhiều khiến bạn nuốt nước bọt nhiều
Khoang miệng của bạn sẽ sản xuất và nuốt nước bọt nhiều một cách liên tục khi bạn nói chuyện quá nhiều hoặc quá nhanh. Tuyến nước bọt tiết vào khoang miệng để làm ẩm và hỗ trợ các cử động miệng của bạn.
2.Nuốt nước bọt nhiều do Răng giả, vệ sinh răng miệng kém
Các tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt hơn khi các dây thần kinh trong miệng phát hiện một vật lạ như thức ăn mắc kẽ răng, đeo răng giả, mảng bám lưỡi trắng, viêm nướu,.. Bộ não của bạn có thể nhầm những vật lạ này của bạn với thức ăn, và tăng sản xuất nước bọt khiến bạn sẽ nuốt nước bọt nhiều hơn.
Răng giả, u lưỡi, các vấn đề răng miệng khiến bạn nuốt nước bọt nhiều hơn
3. Các vấn đề về hô hấp khiến bạn nuốt nước bọt nhiều
Chất nhầy hoặc nước bọt dày gây ra bởi dị ứng hoặc các vấn đề về hô hấp có thể không dễ dàng chảy xuống cổ họng của bạn. Trong khi ngủ, chất nhầy và nước bọt có thể tích tụ trong miệng và dẫn đến nghẹt thở. Các vấn đề về sức khỏe phổi có thể gây khó nuốt, cơ thể tiết ra nhiều nước bọt và chất nhầy. Điều này khiến người bệnh khó ho hoặc nuốt nước bọt nhiều hơn và có thể bị sặc nước bọt. Vì vậy họ trở nên lo lắng khi “nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì ?” cũng là điều dễ hiểu.
4. Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong cổ họng khiến bạn nuốt nhiều lần
Các tổn thương lành tính xảy ra xung quanh vùng cổ họng có thể thu hẹp thực quản và gây khó khăn khi nuốt, khàn tiếng, khô rát cổ họng. Cơ thể người bệnh có xu hướng nuốt nước bọt nhiều để giảm đau và tránh nóng cổ họng hơn.
Xem thêm: Mua Điện Thoại Trả Góp Trả Trước 0 Đồng【Nên Hay Không】, Mua Trả Góp
5. Trào ngược nước bọt hay dịch axit khiến người bệnh nuốt nước bọt nhiều hơn
Trào ngược axit là khi axit dạ dày chảy ngược vào thực quản và lên miệng. Lúc này, khoang miệng sản xuất nước bọt tăng lên để rửa trôi axit.Trào ngược axit cũng có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản khiến việc nuốt khó khăn và nghẹn. Để giảm ợ nóng và rát thực quản, người bệnh nuốt nước bọt nhiều hơn.
6. Nuốt nước bọt nhiều do lạm dụng thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể kích hoạt tăng sản xuất nước bọt. Bao gồm các loại thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc dùng cho bệnh hen suyễn, thay thế hormone và tâm thần phân liệt cũng có thể dẫn đến tiết nước bọt quá mức và khoang miệng sẽ nuốt nước bọt nhiều trong suốt liệu trình điều trị.
Uống nước và bổ sung dinh dưỡng trong khi điều trị bệnh bằng thuốc giảm đau hạn chế rối loạn tiết nước bọt nhiều
7. Nuốt nước bọt nhiều vì các Rối loạn thần kinh
Các rối loạn thần kinh như bệnh Lou Gehrig, bệnh Parkinson, có thể làm hỏng các dây thần kinh ở phía sau cổ họng. Nhiều người bị Parkinson kiểm soát nước bọt kém, điều này có thể dẫn đến tình trạng nuốt nước bọt nhiều và chảy nước dãi. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp tình trạng khô miệng và các vấn đề ăn uống khác.
8. Ốm nghén hoặc buồn nôn khi mang thai
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai gây buồn nôn và ốm nghén cực độ ở một số phụ nữ. Các triệu chứng như buồn nôn, nuốt ít hơn khi nôn. Do đó, cả hai yếu tố góp phần làm dư thừa nước bọt trong miệng và nghẹn. Khi cảm giác ốm nghén qua đi, phụ nữ mang sẽ nuốt nước bọt nhiều sau cơn buồn nôn đó.
III. Giải pháp chống lại tình trạng nuốt nước bọt nhiều
Có nhiều cách tác động tức thời để giảm tiết nước bọt dư thừa trong miệng. Một số cách dưới đây, bạn có thể tham khảo:
Để tránh nghẹt thở, hãy nói chậm và nuốt vào giữa các cụm từ hoặc câu.Bạn điều chỉnh răng giả hoặc gỡ khi đi ngủ để miệng giảm tiết nước bọt.Làm sạch răng và miệng thường xuyên, đặc biệt là sau bữa ăn, để bảo vệ chống lại nhiễm trùng có thể nuốt nước bọt cũ.Chống lại tình trạng nuốt nước bọt nhiều bằng biện pháp bảo vệ răng miệng đúng cách
Lựa chọn nước súc miệng thảo dược như Thanh Hương Plus để cân bằng độ pH trong khoang miệng và ổn đinh hệ vi sinh trong nước bọt.